10 Sai Lầm Nghiêm Trọng Cần Tránh Khi Học Lập Trình

10 Sai Lầm Nghiêm Trọng Cần Tránh Khi Học Lập Trình

Code hay không code có lẽ là câu hỏi lựa chọn dễ dàng đối với các bạn mới bước chân vào ngành lập trình. Lập trình là một lĩnh vực tuyệt vời để phát triển nghề nghiệp, nó mang lại cho bạn cơ hội tham gia vào các dự án và làm việc ở bất cứ đâu. Nhưng trở ngại lớn nhất đối với những người mới bắt đầu là họ không biết bắt đầu học như nào sao cho chính xác. Đúng vậy, ai cũng cần trải qua những sai lầm nhưng trong bài viết này bạn sẽ phải ngạc nhiên với những lỗi phổ biến khi bắt đầu học lập trình.

Những sai lầm phổ biến

1. Nghiên cứu nhiều, luyện tập ít

Đây có lẽ là cách truyền thống mà nhiều bạn nghĩ tới khi mới học viết code. Chúng ta đã từng mua một quyển sách và nghĩ rằng càng đọc sách nhiều thì kiến thức càng nhiều nhưng với việc học lập trình thì không phải vậy.

Thiếu luyện tập code thật sự rất nguy hiểm, cũng giống như bạn không thể học cách đạp xe bằng cách xem video hay biết nhảy nhờ việc đọc tài liệu hướng dẫn được. Vì vậy, việc chúng ta cần là luyện tập ngay từ ngày đầu tiên và biến nó thành thói quen hàng ngày của mình.

2. Học tập không gắn liền với mục tiêu nhất định

Một số học sinh hay bất kể ở lứa tuổi nào đều học tập đơn giản chỉ vì cảm thấy thích thú hoặc đó là nhiệm vụ của họ. Tất nhiên việc học tập hàng ngày giúp bạn mở mang kiến thức cũng như thế giới quan của mình nhưng đó chỉ là một quá trình chứ không phải là kết quả mà họ cần hướng tới.

Trong công việc lập trình đôi khi nó trở nên khó khăn đối với bạn thì việc đơn giản là bạn sẽ tiếp tục yêu thích nó hoặc từ bỏ nó, nhưng với các nhà phát triển hay lập trình viên thì họ có cho mình những mục tiêu riêng, rõ ràng như dự án sắp cháy, cày KPI, kiếm thêm thu nhập,… thì họ sẽ có thêm động lực hay thậm chí áp lực giúp họ vượt qua những thử thách đó.

Vì vậy khi bắt đầu học lập trình hãy đặt ra cho mình những mục tiêu nhất định ngắn hạn hay dài hạn và phải mang tính reachable để các bạn có thêm nhiều động lực trong quá trình học tập nhé.

3. Cố gắng tiếp cận nhiều công nghệ cùng lúc

Lĩnh vực phát triển phần mềm hay lập trình là một đại dương rộng lớn của dữ liệu và các công nghệ. Trong khi đó nếu bạn cố gắng tìm hiểu mọi thứ đang theo xu thế hay trông có vẻ thú vị thì có thể bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hay bối rối khi mới bắt đầu.

Đây cũng là lý do tại sao bạn cần lên một kế hoạch cho mình, thiết lập cho mình một khung thời gian khoa học để việc học trở nên thuận lợi và nhanh chóng.

4. Tạo ra đứt đoạn trong quá trình học

Hãy nhớ rằng phương châm học lập trình là “code every day”. Đúng vậy, hãy nhớ về nó mỗi khi có một điều gì đó thúc đẩy bạn từ bỏ chuỗi học tập của mình dù chỉ là vài ngày bởi vì việc đứt quãng thời gian học tập liên tục đối với người mới bắt đầu sẽ nguy hiểm hơn bạn có thể tưởng tượng. Khi bạn bắt đầu một chủ đề mới nhưng nó lại yêu cầu kiến thức background trước đó mà bạn đã vô tình quên đi nó sau một quãng thời gian nghỉ ngơi thì điều này thật sự đáng trách, nó liên tục kéo bạn trở lại từ vạch xuất phát, vì vậy cố gắng hết sức hoàn thành mục tiêu mình đã đề ra trước khi muốn tạm dừng để nghỉ ngơi nhé.

5. Nghĩ rằng việc duy nhất để trở thành lập trình viên là học ngôn ngữ

Thực tế ngôn ngữ lập trình(java, c, c#, pyhton, R,…) chỉ là những công cụ trong tay của các lập trình viên giúp họ tạo ra những phần mềm tuyệt vời. Một vài ý kiến khác cho rằng bạn cần phải giỏi toán để học lập trình, nhưng không phải vậy vì ngay cả khi bạn biết cả cách viết code bằng một vài ngôn ngữ nào đấy cùng không thể giúp bạn trở thành một lập tình viên.

Để trở thành một nhà phát triển, một lập trình viên cần rất nhiều các kĩ năng khác như: giải quyết vấn đề, logic, teamwork, khả năng hình dung cấu trúc và hoạt động của quy trình,… Một lập trình viên chuyên nghiệp sẽ không bắt đầu viết code trước khi suy nghĩ thấu đáo về tính logic của một giải pháp!

6. Mắc kẹt với những phần lý thuyết hóc búa

Thường thì không có mối tương quan trực tiếp giữa thời gian bạn dành ra để nghiên cứu, làm việc với mức độ thành công của các công việc đó. Trong lập trình cũng vậy đôi khi bạn cần phải tập trung, cố gắng đi thẳng vào trọng tâm vấn đề để giải quyết mọi vấn đề đang cản trở mình.

Một lời khuyên dành cho các bạn mới bắt đầu là đừng cố gắng ghi nhớ các dòng code hay nghiên cứu quá sâu về cách mọi thức hoạt động, lập trình hiện nay có rất nhiều quy trình chạy tự động nên khi bắt đầu chỉ cần cố gắng luyện tập thật nhiều, tạo cho mình những cảm giác trực quan về lập trình và trau dồi những kĩ năng cao hơn nữa.

7. Bỏ qua tầm quan trọng của đọc hiểu code

Đối với rất nhiều bạn học lập trình hiện nay thì việc ưu tiên đầu tiên là làm sao để code chạy được, đây cũng là lí do các bạn mới bắt đầu thường không chú ý đến việc viết code sao cho dễ hiểu, dễ đọc. Đôi khi đây cũng là điều mà các lập trình viên kinh nghiệm hay gặp phải, ví dụ như khi họ xem lại đoạn code của họ cách đây một vài tuần hay thậm chí một vài ngày trước nhưng họ lại cảm thấy khó khăn trong việc hiểu các dòng code đang làm gì, các biến này dùng để làm gì hay hàm này khai báo ở đâu,… Để tránh gặp phải vấn đề này trong tương lai thì ngay từ bây giờ hãy luyện tập cho mình thói quen viết code sạch, đẹp và dễ hiểu nhé.

8. Không kiểm tra code thường xuyên

Sự thật là không phải lúc nào những dòng code của bạn cũng hoạt động như dự định. Hãy nhớ kiểm tra lại mỗi phần code mình vừa hoàn thành xong đừng cố gắng hoàn thành một mạch từ đầu đến cuối rồi để các bugs chồng chất lên nhau nhé. Lâm vào trường hợp đó thì bạn rất khó để tìm ra lỗi ở đâu và việc giải quyết các bugs cũng trở nên mất thời gian hơn.

9. Học một mình

Thời đại công nghệ ngày nay có rất nhiều công cụ hay tài liệu online nên bạn có thể dễ dàng tự học để trở thành lập trình viên. Nhưng một điều quan trọng khác đó là những cuộc trao đổi, kết nối với các bạn học khác, điều này sẽ giúp việc học trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.

Có rất nhiều diễn dàn học lập trình hiện nay với rất nhiều chủ đề như công nghệ, lập trình, ngôn ngữ,… mà bạn có thể tham gia. Trong số đó có thể kể đến như Coderanch, Stack Overflow, hay Codelearn sẽ giúp bạn tham gia cộng đồng và học hỏi kiến thức miễn phí từ mọi người trên khắp thế giới.

10. Nghĩ rằng sớm hay muộn một ngày nào đó bạn sẽ biết mọi thứ

Điều này sẽ không xảy ra ít nhất là với lập trình bởi vì lập trình là một lĩnh vực luôn có sự cải tiến, thay đổi liên tục về công nghệ, xu hướng, hay con người. Vì vậy nó yêu cầu bạn phải học tập và rèn luyện hằng ngày để có thể trở thành một chuyên gia được săn đón trên thị trường hiện nay.

Bí mật học lập trình thành công

  • Lên kế hoạch và thời gian học tập hợp lý: lập kế hoạch, phân nhỏ các nhiệm vụ và lựa chọn thời gian phù hợp để học hàng ngày thay vì ngồi lướt twitter:) hay chatting nhé.
  • Code hàng ngày: học lý thuyết suông là không đủ nên bạn cần luyện tập code hàng ngày ít nhất là với thời gian gấp 3 lần thời gian nghiên cứu lý thuyết.
  • Hỏi đúng câu hỏi: trước khi lên các diễn đàn giải đáp hãy tìm hiểu kĩ vấn đề của mình và đặt câu hỏi thật chi tiết thay vì hỏi "Có lỗi gì đó đã xảy ra, ai đó có thể tìm giúp mình không?".
  • Làm pet project: sau khi kết thúc một chủ đề nào đó hãy tự làm cho mình những dự án nhỏ, vừa vặn để bạn có thể dùng khi viết CV hay show cho người khác dùng thử.
  • Tiếp tục học tập, rèn luyện hàng ngày: điều này là hiển nhiên vì thế giới công nghệ bây giờ thay đổi liên tục vì vậy chúng ta cũng cần học hỏi, nâng cao kiến thức từng ngày.

Kết

Vậy là mình và các bạn đã điểm qua 10 sai lầm nghiêm trọng trong quá tình học lập trình. Mong rằng bài viết này giúp các bạn phát hiện và cải thiện các sai lầm mình đang mắc phải trong quá trình học. Nếu bài viết có ý nghĩa hãy để lại đánh giá cũng như comment giúp phát triển bài viết tốt hơn. Cảm ơn bạn đọc!