4 Bí Kíp Bảo Vệ Bản Thân Khi Dùng Zoom

4 Bí Kíp Bảo Vệ Bản Thân Khi Dùng Zoom

Dịch bệnh bùng phát trở lại, nhiều công ty và trường học yêu cầu mọi người chuyển sang làm việc và học tập tại nhà. Theo MarketWatch, Zoom xếp đầu bảng trên kho ứng dụng của Apple và Google. Số người dùng mới của Zoom trong 4 tháng đầu năm 2020 còn nhiều hơn số người dùng có được năm 2019.

Đầu năm nay, người sử dụng zoom hoang mang với vấn đề bảo mật của zoom. Xóa đi rồi cài lại trong bối cảnh chưa có ứng dụng nào thay thế được nó. Thậm chí, Zoom còn bị kiện vì cáo buộc chia sẻ thông tin với bên thứ ba như Facebook mà không thông báo cho người dùng hợp lý. Các cuộc gọi Zoom còn là mục tiêu của hình thức tấn công khi những kẻ xâm nhập vào cuộc họp, lớp học trực tuyến để truyền bá nội dung phản cảm. Vậy làm sao để có thể vẫn sử dụng Zoom mà vẫn có thể bảo vệ bản thân khỏi sự tấn công đến từ ứng dụng này? 

1. Cập nhật ứng dụng thường xuyên

Zoom có các lỗ hổng bảo mật, nhưng ít nhất là đến hiện tại, Zoom cũng đang chứng minh được rằng nó có thể khắc phục vấn đề này một cách nhanh chóng.. Ví dụ, các vấn đề như kẻ tấn công có thể điều khiển được micrô hoặc camera trên MacOS hay đánh cắp thông tin đăng nhập trên hệ điều hành Windows đều được Zoom nhanh chóng khắc phục vào bản update ngày 1 tháng Tư.

Do đó, một trong những bước quan trọng bạn có thể thực hiện là đảm bảo luôn cập nhật bất kỳ phiên bản cài đặt mới nào của ứng dụng Zoom, điều này đảm bảo những lỗ hổng trong ứng dụng này sẽ được khắc phục và nguy cơ bị xâm nhập của bạn trên Zoom sẽ thấp hơn.

2. Sử dụng mật khẩu cho các buổi meeting và không chia sẻ ID

Thuật ngữ zoom-bombing gần đây xuất hiện để chỉ việc xuất hiện những vị khách không mời tham gia cuộc họp hoặc trò chuyện của bạn trên zoom do chúng không được bảo vệ bằng mật khẩu. FBI đã từng nhận được một số báo cáo về “Zoom bombing”, xảy ra khi một kẻ xâm nhập được vào cuộc họp hay lớp học Zoom và gửi hình ảnh khiếm nhã, nội dung thù địch.

Để tránh việc bị "dội bom" trên Zoom, đừng bao giờ chia sẻ đường link hay ID cuộc họp trên mạng xã hội và cố gắng không sử dụng ID cuộc họp cá nhân, thay vào đó hãy cho phép Zoom tạo ID ngẫu nhiên cho mỗi cuộc họp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên mở tuỳ chọn "Require a password when scheduling new meetings" (Yêu cầu mật khẩu khi lên lịch cuộc họp mới" và "Require a password for instant meetings." (Yêu cầu mật khẩu cho các cuộc họp tức thì) trên Zoom.

Đồng thời, bạn cũng nên vô hiệu hóa tùy chọn "Embed password in meeting link for one-click join" và bật tuỳ chọn "Require password for participants joining by phone." (Yêu cầu mật khẩu cho người sử dụng điện thoại di động". Bên cạnh đó, cũng nên xem xét thay đổi độ dài của Host key thành 10 số để khó đoán hơn.

3. Dùng phòng chờ (waiting room)

Một cách khác để ngăn chặn Zoombombing vào cuộc trò chuyện hoặc cuộc họp của bạn là sử dụng phòng chờ. Điều này cho phép chủ cuộc họp có thể sàng lọc mọi người tham gia cuộc họp để đảm bảo không có ai không được mời mà tham gia vào meeting.

Bạn có thể sử dụng chức năng phòng chờ như một máy chủ lưu trữ và sàng lọc khách. Ngoài ra, hãy cài đặt chia sẻ màn hình thành ‘Host only' và vô hiệu hóa việc chuyển tập tin trên Zoom.

4. Coi chừng lừa đảo qua các link xấu

Một rủi ro bảo mật khác đối với người dùng Zoom là lừa đảo qua hình thức những kẻ tấn công dẫn mọi người đến một trang web độc hại để tải xuống phần mềm độc hại hoặc chia sẻ thông tin cá nhân.

Hãy luôn cẩn thận khi nhấp vào bất kỳ liên kết mời tham gia cuộc họp nào. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ, chỉ cần sao chép ID từ liên kết được cung cấp và nhập nó vào ứng dụng Zoom chính thức để tham gia thử.

Kết

Trên đây là những cách đơn giản để bạn có thể bảo vệ được bản thân khi sử dụng Zoom cho việc học tập và làm việc. Chúc bạn sẽ sử dụng Zoom và vượt qua mùa dịch an toàn :D

Theo forbes.com và ITC news