Các Từ Khóa Cần Biết Trong Python (Phần 1)
Python là một ngôn ngữ được ưa chuộng bởi tính linh hoạt và tương đối dễ học, dễ sử dụng. Hôm nay mình sẽ giới thiệu tới các bạn các từ khóa với python nhé.
1. Syntax (nhập xuất, điều kiện, lặp)
print()
: in dữ liệuinput()
: nhập dữ liệu từ bàn phím- Lưu ý hàm input() giá trị mạc định là string, nếu ta muốn nhập một số nguyên a thì ta sẽ ép kiểu đầu vào như sau: a = int(input())
if, if-else, if-elif-else
:-
if điều kiện khối lệnh if điều kiện: Khối lệnh của if else: Khối lệnh của else if điều kiện1 : Khối lệnh của if elif điều kiện 2: #sai điều kiện 1 thì nhảy tới điều kiện 2 Khối lệnh của elif else: #sai điều kiện 2 thì nhảy tới else Khối lệnh của else
-
for
:-
for biến_lặp in chuỗi_lặp: Khối lệnh của for
- Khi sử dụng vòng lặp for ta lưu ý ở python có hàm range() để tạo ra 1 dãy số
- range(number) : tạo 1 dãy từ (0, number-1)
- range(number1, number2) : tạo 1 dãy từ number1 tới number2 khoảng cách mỗi số là 1
- range(number1, number2, step) : tạo 1 dãy từ number1 tới number2 khoảng cách mỗi số là step
- Ví dụ:
for i in range(0,9,2): print(i) #sẽ in ra các số 0 2 4 6 8
-
while
:-
while điều_kiện: Khối lệnh của while #lưu ý vòng lặp vô hạn
-
break
:- Khi vòng lặp gặp break nó sẽ thoát khỏi vòng lặp đó => chuyển qua khối lệnh tiếp theo.
continue
:- Khi vòng lặp gặp continue thì nó sẽ bỏ qua tất cả các câu lệnh sau continue và tiếp tục lặp. (Chúng ta cần phân biệt được các dùng break và continue)
2. List (Định nghĩa & phương thức (hàm) )
- Định nghĩa:
- Kiểu dữ liệu List trong Python là một collection lưu trữ các phần tử theo tứ tự đã cho, có thể thay đổi.
- Cho phép chứa dữ liệu trùng lặp.
- List có cấu trúc dữ liệu mà có khả năng lưu giữ các kiểu dữ liệu khác nhau.
- List đánh dấu vị trí bắt đầu từ 0.
- Khởi tạo: myList = [] #dữ liệu cách nhau bởi dấu phẩy
- In list ra màn hình:
-
print(list) # in tất cả các phần tử của list print(list[numbe1, number2]) # in các phần tử từ number1 tới number2 của list print(list[-number]) # chúng ta có thể in phần tử bằng chỉ số đếm ngược từ vị trí cuối cùng #ví dụ in -2 list = [0,1,2,3] print(list[-2]) #output = 2 vì -1 là 3, -2 là 2
-
append()
- Cú pháp: list.append(value)
- Thêm value vào cuối list.
extend()
- Cú pháp: list.extend(listx)
- Thêm các phần tử của listx vào cuối list.
- extend() khác với append() ở chỗ append() chỉ thêm một phần tử vào cuối list còn extend() có thể thêm các phần tử của một list khác vào list hiện tại.
count()
- Cú pháp: list.count(value)
- Hàm count trả về số lần xuất hiện của value trong list.
insert()
- Cú pháp: list.insert(pos,value)
- Chèn value vào vị trí post trong list.
remove()
- Cú pháp: list.remove(value)
- Xóa value trong lần đầu xuất hiện của list.
pop()
- Cú pháp: list.pop(pos) #Xóa phần tử vị trí pos của list
- Cú pháp: list.pop() #Xóa phần tử cuối cùng của list
clear()
- Cú pháp: list.clear()
- Xóa tất cả phần tử của list
del
- del là một từ khóa dùng để xóa một phần tử, nhiều phần tử của list và cả một list ra khỏi chương trình
- Cú pháp: del list[pos] #xóa phần tử list[pos] khỏi list
- Cú pháp: del list[number1 : number2] #xóa các phần tử từ number1 tới number2 của list
- Cú pháp: del list #xóa list ra khỏi chương trình, nếu ta cố tình dùng lệnh print(list) thì nó sẽ báo lỗi không tồn tại list
len()
- Cú pháp: list.len() #trả về độ dài của list
sort()
- Cú pháp: list.sort()
- Sắp xếp list tăng dần
reverse()
- Cú pháp: list.reverse()
- Đảo ngược các phần tử của list
- Ví dụ:
-
list = ['a','b','c'] list.reverse() print(list) #output: ['c','b','a']
copy()
- Cú pháp: listy = listx.copy()
- listy sẽ được copy các phần tử của listx
- Lưu ý:
- Khi sử dụng hàm copy thì listy và listx là 2 list độc lập với nhau nên khi thêm phần tử vào cho listy thì listx không được thêm vào và ngược lại.
- Khi gán trực tiếp listy = listx khi này listy và listx là một, nếu ta thêm phần tử vào cho listy thì listx cũng được thêm và ngược lại.
- => Phải sinh ra hàm copy
max()
- Cú pháp: max(list) #trả về giá trị lớn nhất của list.
min()
- Cú pháp: min(list) #trả về giá trị nhỏ nhất của list.
Tạm Kết
Trong bài viết này mình đã tổng hợp lại cú pháp cơ bản của python cũng như một số hàm hay dùng chủ yếu khi dùng list
. Trong phần tiếp theo mình sẽ giới thiệu về string
và set
. Bài viết mang tính tổng hợp từ bản thân & nhiều nguồn nên có gì thiếu sót mong mọi người phản hồi, đóng góp thêm các hàm mà bạn cảm thấy hữu dụng để mình có thể bổ sung và tiếp thu thêm kiến thức mới. Cảm ơn các bạn đã đọc!!