Cloud Computing: 2 Tháng Để Dân Lập Trình Chuyển Mình Giữa Đại Dịch

Cloud Computing: 2 Tháng Để Dân Lập Trình Chuyển Mình Giữa Đại Dịch

Chào mọi người, không biết trong tình hình đại dịch Covid-19 phức tạp thì các bạn đã và đang làm gì? Nhất là các bạn sinh viên, khi không tới trường thì ở nhà đã có kế hoạch gì chưa? Chơi game? Nghe nhạc? Coi film? Có thể chỉ là các bạn đang phân vân và tìm kiếm nên làm gì, học gì cho có ích cho tương lai, cho công việc của mình! Và với cách nhìn của 1 người có kinh nghiệm lập trình lâu năm, mình xin mạnh dạn đưa ra một đề xuất sau:

"Sao lại không thử học về Cloud Services nhỉ? AWS, Azure, Google, Alibaba, Netflix,..."

Okay, nếu các bạn đã đọc tới đây mà vẫn thấy chúng ta có cùng ý tưởng thì dành thêm chút thời gian để mình cùng nhau phân tích nhé.

1. Trending - Xu Hướng

Trong mọi thời kì công nghệ thì cơ sở hạ tầng luôn luôn là một phần cực kì quan trọng bởi vì mọi hệ thống phần mềm đều phải chạy trên một nền tảng cơ sở hạ tầng nào đó. Mà thời điểm hiện tại là thời đại của công nghệ dịch vụ cloud, người người nhắc tới cloud, nhà nhà dùng cloud để làm nền tảng cho hệ thống phần mềm. Và kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt, thưa các bạn.

2. Strength - Sức Mạnh  

Vào tầm hơn 10 năm trước, cái thời máy chủ onpremise đang trên ngai vàng thì AWS và một vài cloud provider khác xuất hiện đi tiên phong. Tại thời điểm đó, cloud services đã thể hiện được thế mạnh và từng bước đánh bại mô hình máy chủ tại local với nhiều lợi ích khác nhau. Ví dụ như triển khai nhanh, giá rẻ, không cần tốn nhiều tiền đầu tư vào việc cài đặt cơ sở hạ tầng, dịch vụ và kiến trúc phong phú, chỉ cần có internet là kết nối tới mọi nơi,... 

3. Opportunity - Cơ Hội

Tại sao lại là cơ hội? Well, những cái gì đã là xu hướng của thế giới với các thế mạnh như trên thì tất nhiên nhu cầu dùng cloud rất nhiều.

=> Nhu cầu dùng nhiều dẫn tới nhu cầu về việc làm cũng lớn => cơ hội để các bạn lựa chọn công việc theo ý mình sẽ nhiều hơn, cả về chính sách, lương thưởng cũng tốt hơn. Ngoài những yếu tố đo đếm vừa được nêu thì với mình, việc được tiếp cận và sử dụng các công nghệ mới nhất cảm giác thật yomost!!!!

Trong khuôn khổ bài viết mình xin chỉ nêu ra 3 ý chính bên trên, còn rất nhiều lợi ích khác đang chờ bạn khám phá trong quá trình học và làm việc.

4. Vậy nên học Cloud như thế nào?

Sau khi biết được cloud tốt như thế, đáng học như vậy vậy thì việc tiếp theo là chọn cloud nào để học, để làm?

Có quá nhiều nhà cung cấp dịch vụ cloud trên thế giới nhưng nếu bạn để ý thì có 3 nhà cung cấp chính và chiếm thị phần lớn nhất (2019):

  • AWS (Amazon Web Services): 32.6%
  • Azure (của Microsoft): 16.9%
  • GCP (Google Cloud Platform): 6.9%

Nhìn nhanh thì đâu đó mỗi bạn đã có câu trả lời rồi nhỉ?

Còn với mình, mình sẽ chọn học và làm với AWS trước, rồi khi tới một trình độ nhất định, mình sẽ học sang Azue, GCP, Alibaba,... Lý do chính là tất cả đều là các nhà cung cấp dịch vụ cloud cho nên các loại dịch vụ họ cung cấp khá giống nhau, nên nếu bạn giỏi ở 1 cloud provider rồi thì các việc học sang cloud khác rất dễ dàng. Vậy thì tại sao lại không chọn loại cloud đang có nhu cầu cao nhất để bắt đầu? Right?

Tới đây mình sẽ coi như các bạn đã đồng ý với việc học và làm với AWS trước rồi nhé. Cho nên tiếp theo mình sẽ vạch ra một kế hoạch học tập phù hợp với AWS như sau:

  1. Chuẩn bị đồ nghề: Tạo tài khoản AWS miễn phí tại đây. Nhớ là các bạn cần 1 địa chỉ email và thẻ visa/master (credit hay debit đều được). Các bạn yên tâm là sẽ chưa tốn tiền đâu nhé, trong khuôn khổ handson để học thì với phần miễn phí của AWS là đủ rồi.
  2. Chuẩn bị kiến thức: Tham gia môt khoá học nào đó trên các trang dạy trực tuyến như Coursera, Acloud guru, Udemy,..., Nhưng mà các bạn phải chuẩn bị tiếng Anh đủ tốt để học nhé, vì các trang trên đều bằng tiếng Anh cả. Đặc biệt Codelearn sắp tới cũng ra mắt khóa AWS cho người mới bắt đầu hoàn toàn bằng tiếng Việt với các bài tập thực hành run code trực tiếp và chấm điểm trên hệ thống. Thêm nữa, nếu muốn nghe giải thích bằng tiếng Việt để hiểu rõ hơn thì các bạn có thể subscribe trang blog ở codelearn, blog cá nhân và Youtube channel của mình để có thể theo dõi các clip trong series mình đang thực hiện. 
  3. Handson - Các cụ có câu: "Trăm hay không bằng tay quen" mà. Cho nên để giỏi, để hiểu được thì không thể thiếu việc thực hành được.
  4. Tiếp theo là thi lấy chứng chỉ: mình với tôn chỉ là chứng chỉ không chứng minh là mình giỏi nhưng nếu mình tự tin giỏi thì phải thi được chứng chỉ, ngoài ra nó cũng là cách tốt nhất để chứng mình khả năng của mình, tạo ấn tượng tốt ban đầu khi đi phỏng vấn, giao lưu với người khác. 
  5. Cuối cùng là ứng dụng vào thực tế: chỉ có xông pha vào trận mạc mới làm lên 1 vị tướng thực thụ và kết quả thực tế chính là cái tốt nhất để khẳng định bản thân.

Mình cũng xin giới thiệu một chút về hệ thống chứng chỉ của AWS cho tới thời điểm hiện tại như sau:

Hiện tại đang chia ra 4 cấp độ: Founational (nhập môn) -> Associate (nghiệp dư) -> Profesional (chuyên nghiệp) -> Specialty (chuyên gia theo mảng hẹp).

Mình thấy cấp foundational là dễ nhất, tất cả hầu như chỉ dừng ở mức độ khái niệm, có thể phân biệt được các services, tính ứng dụng của một vài services cơ bản.

Và đây cũng là cấp độ tốt nhất để cho người mới đặt làm mục tiêu ban đầu. Hãy nhớ "học bò rồi hãy lo học chạy nhé", như thế các bạn về sau sẽ chạy vững hơn và xa hơn!

Theo như kinh nghiệm của mình, nếu cách bạn có lộ trình học rõ ràng và chăm chỉ đọc tài liệu + handson thì trong vòng 2 tháng, các bạn sẽ dễ dàng lấy được bằng Cloud Practitioner. Rồi coi như nó là bước đệm để bắt đầu tiếp theo các cấp độ khác.

Tạm kết

Mình hoàn toàn chào mừng mọi người hỏi, trao đổi và giải đáp những thắc mắc của mọi người để hi vọng cộng đồng cloud Việt Nam ngày càng mạnh hơn. 

Chúc các bạn học vui vẻ và hứng thú với những kiến thức mới trong suốt quá trình học nhé.