Lập Trình Ứng Dụng Web Với Servlet (Phần 2)
Phần trước, mình đã giới thiệu chung về lập trình ứng dụng web với servlet. Mỗi ứng dụng Web được tạo ra là cả một quá trình từ cài đặt công cụ code đến việc viết code như thế nào để ứng dụng có thể chạy được. Những nội dung sau đây sẽ một phần nào giúp bạn giải quyết vấn đề đó một cách dễ dàng hơn.
Công cụ hỗ trợ lập trình Web với Servlet
Phần mềm hỗ trợ lập trình web là công cụ không thể thiếu đối với bất kỳ lập trình viên, các web developer chuyên nghiệp. Nếu như sử dụng đầy đủ các chức năng và bộ công cụ tích hợp sẵn trong phần mềm thì việc lập trình web của bạn sẽ trở nên hiệu quả và năng xuất hơn bao giờ hết. Một số công cụ hỗ trợ cầ thiết cho lập trình Web với Servlet, đó là:
1. Eclipse
Đây là một IDE cho phép phát triển các ứng dụng phần mềm bằng nhiều ngôn ngữ. Trên thực tế, nó có thể được gọi là môi trường phát triển phần mềm hoàn chỉnh bao gồm IDE và hệ thống trình cắm thêm. Đây là phần mềm miễn phí và mã nguồn mở được phát hành theo Giấy phép Công cộng của Eclipse. Nó được phát triển trong Java và có thể được sử dụng để phát triển các ứng dụng chủ yếu trong Java. Tuy nhiên, với việc sử dụng các plug-in thích hợp, nó có thể được sử dụng để phát triển các ứng dụng bằng nhiều ngôn ngữ khác như C, C + +, Perl, PHP, Python, Ruby và nhiều hơn nữa.
2. NetBeans:
NetBeans là một IDE để phát triển các ứng dụng phần mềm trong Java, JavaScript, PHP, Python, C / C ++, vv NetBeans cũng là một khuôn khổ nền tảng có thể được sử dụng để phát triển ứng dụng máy tính để bàn trong Java. NetBeans đã được phát triển bằng Java. Nó là một nền tảng IDE, chạy trên nhiều hệ điều hành như Microsoft Windows, Mac OS X, Linux và Solaris (miễn là JVM được cài đặt). Ngoài JVM, JDK là cần thiết để phát triển các ứng dụng Java trong NetBeans. Các module (các thành phần mô đun) có thể được sử dụng để phát triển các ứng dụng sử dụng nền tảng NetBeans. Một mô-đun riêng tồn tại cho các chức năng khác nhau như chỉnh sửa, phiên bản và hỗ trợ cho Java / CVS. Mọi ứng dụng phát triển sử dụng nền tảng này có thể được mở rộng bởi bên thứ ba. Điều này cũng đúng cho chính NetBeans IDE.
3. SQL Server :
Website luôn cần phải làm việc với cơ sở dữ liệu.SQL Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu có tốc độ cao, ổn định, dễ sử dụng, và có lượng người dùng hỗ trợ đông đảo . Do đó, nó là sự lựa chọn hàng đầu trong việc phát triển website.
Môi trường hỗ trợ lập trình ứng dụng Web với Servlet
1. Apache Tomcat
Apache Tomcat (còn gọi là Jakarta Tomcat hoặc Tomcat): là một bộ chứa servlet (có nghĩa là một lớp Java hoạt động dưới sự nghiêm ngặt của API Servlet Java - một giao thức mà một lớp Java đáp ứng một yêu cầu http). Đây là một máy chủ mã nguồn mở, cung cấp môi trường máy chủ web HTTP 'pure Java', trong đó mã được viết bằng Java có khả năng chạy.
Glassfish
Đây là một application server mã nguồn mở được phát triền dựa trên nền JavaEE hổ trợ đầy đủ các tính năng cần thiết của JavaEE như web ứng dụng, Enterprise JavaBeans, JPA, JavaServer Faces, JMS, RMI, JavaServer Pages, Servlets, etc. Nó cho phép những nhà phát triển ứng dễ quản lý, cấu hình nhanh và linh hoạt. Glass server support nhiều nền tảng như windows, Linux, Mac Os...
Cách tạo một project ứng dụng Web với Servlet cơ bản trên Netbeans
Bước 1 : Đầu tiên chuột phải vào Tab Project chọn New Project và chọn vào Java Web -> Web Application và click Next:
Bước 2: Tiếp theo chúng ta đặt tên cho Project của mình ở đây mình đặt là “Project 1”
- Project Location là nơi lưu trữ tất cả các Project của Netbean.
- Project Folder là nơi lưu trữ project mà chúng ta đang tạo.
Bước 3: Tiếp theo ở bước này Netbean sẽ cho chúng ta chọn Server chúng ta sử dụng, version Java EE và Context Path. Ở đây chúng ta chỉ cần chú ý đến Server của chúng ta, mình sử dụng Glassfish nên sẽ sử dụng GlassFish luôn còn nếu bạn dùng Tomcat thì Click vào Add để thêm server vào nhé:
Bước 4: Tiếp theo Netbean sẽ cho chúng ta chọn các Frameworks bước này bỏ qua còn nếu bạn dùng frameworks nào thì tick vào nó rồi chọn finish
Bước 5: Thêm Thư viện JDBC
Để có thể kết nối với database, ta cần add thư viện JDBC vào Project. Để add thư viện, click phải chuột vào Project, chọn mục Libraries, chọn Add JAR/Folder để thêm thư viện mới.
Tiếp theo hãy chọn đường dẫn thư mục chứa thư viện, chọn thư viện để add vào Project.
Từ đây các bạn có thể bắt đầu code một ứng dụng web với servlet
Tạm Kết
Có thể thấy một ứng dụng Web với Servlet được tạo ra là cả một quá trình với nhiều công cụ hỗ trợ và các bước thực hiện. Qua phần này các bạn đã phần nào hiểu thêm được cách tạo một ứng dụng Web với Servlet. Phần tiếp theo tôi sẽ đề cập đến cách thức hoạt động của ứng dụng Web với Servlet . Các bạn hãy nhớ đón xem nhé !